• Mới nhất
  • Xu hướng
  • Tất cả
  • Sự kiện
  • Thế giới động vật
  • Vi khuẩn-côn trùng
  • Khoa học quân sự
  • Khoa học vũ trụ
  • Công nghệ
  • Chinh phục sao Hỏa
Giải mã thành công bí mật về nguồn gốc của Cái Chết Đen

Giải mã thành công bí mật về nguồn gốc của Cái Chết Đen

16/06/2022
Họa tiết kỹ thuật số được một số sư đoàn quân đội Mỹ kết hợp nhiều kiểu dáng và màu sắc.

Họa tiết và màu sắc kỳ lạ trên quân phục các nước: Phải chăng chỉ để làm đẹp?

26/06/2022
Khám phá những bí ẩn về người ngoài hành tinh từng được hé lộ

Khám phá những bí ẩn về người ngoài hành tinh từng được hé lộ

26/06/2022
"Những nền văn minh 100.000 năm tuổi" này có thể được tìm thấy ở Châu Phi.

Bằng chứng về các nền văn minh tiên tiến sống trên Trái đất cách đây hơn 100.000 năm?

26/06/2022
Sky Eye đang là kính viễn vọng lớn nhất thế giới. (Ảnh: Getty Images).

Báo Trung Quốc tuyên bố tìm ra dấu hiệu của người ngoài hành tinh

16/06/2022
Vi khuẩn trong ruột có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn

Top 8 bộ phận cơ thể ẩn giấu nhiều điều thú vị mà đến chính bản thân bạn cũng không hề biết

16/06/2022
Con người sẽ chết ngay lập tức nếu hít thở trên Hỏa tinh mà không mặc đồ phi hành gia. (Ảnh minh họa: Little Astronomy).

Liệu con người có thể thở trên sao Hỏa không?

16/06/2022
Bức ảnh động cho thấy sự biến dạng của hàng loạt ngôi sao - (Ảnh: ESA)

Thứ có ở Trái đất xuất hiện khắp vũ trụ, làm biến dạng các thiên thể

15/06/2022
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đi với tốc độ gấp đôi tốc độ ánh sáng?

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đi với tốc độ gấp đôi tốc độ ánh sáng?

15/06/2022
Siêu trăng dâu - (Ảnh đồ họa từ SCITECH DAIL)

Hôm nay, Việt Nam đón “siêu trăng dâu ảo ảnh” mọc giữa hoàng hôn

15/06/2022
Ảnh chụp Trái đất từ sao Thổ.

Cách xa 1,4 tỷ km, tàu tỷ đô của NASA gửi về bức ảnh bí ẩn khiến giới khoa học sửng sốt

10/06/2022
Liệu rằng chúng ta có thể thoát khỏi "ngôi nhà" sắp bị diệt vong của mình hay không?

Nếu Trái đất bị phá hủy, chúng ta có kịp di cư sang 1 hành tinh khác không?

10/06/2022
Hồ Thiên Trì nằm trên hõm chảo của dãy Trường Bạch, Trung Quốc. (Ảnh: Baidu)

Bí ẩn hồ Thiên Trì bao quanh toàn núi, không có nguồn nước chảy vào, trữ lượng 2 tỷ tấn

09/06/2022
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
Chủ Nhật, Tháng Sáu 26, 2022
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Cafe Số
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
Cafe Số
No Result
View All Result
Trang chủ Khám phá Khám phá khoa học

Giải mã thành công bí mật về nguồn gốc của Cái Chết Đen

1 tuần trước
trong Khám phá khoa học
Thời gian đọc: 5 mins read
238 16
A A
0
Giải mã thành công bí mật về nguồn gốc của Cái Chết Đen
493
CHIA SẺ
1.4k
LƯỢT XEM
Share on FacebookShare on Twitter

CafeSo.Net – Theo Guardian, các nhà nghiên cứu tại Viện Nhân chủng học Tiến hóa Max Planck, Leipzig, Đức, khẳng định họ đã giải đáp được bí ẩn tồn tại gần 700 năm về nguồn gốc của Cái Chết Đen – đại dịch chết chóc nhất trong lịch sử. Cái Chết Đen là từ dùng để mô tả ảnh hưởng mà đại dịch dịch hạch đã gây ra cho các quốc gia châu Âu, Á, Bắc Phi vào giữa thế kỷ XIV.

Bắt nguồn từ Trung Á

Ít nhất hàng chục triệu người đã chết khi bệnh dịch hạch hoành hành khắp các lục địa. Nguyên nhân trước đây được cho là virus phát tán dọc theo các tuyến đường thương mại. Bất chấp những nỗ lực ráo riết để tìm ra nguồn gốc của làn sóng bùng phát này, trong hàng trăm năm, bằng chứng ít ỏi khiến câu hỏi này bị bỏ ngỏ.

Tuy nhiên, cách đây ít ngày, nhóm chuyên gia tại Đức đã giải mã thành công bí mật về nguồn gốc của đại dịch chết chóc nhất hành tinh. Phát hiện này được công bố trên tạp chí Nature ngày 15/6.

Vi khuẩn bệnh dịch hạch được chụp từ một bệnh nhân năm 2003. (Ảnh: AFP).
Vi khuẩn bệnh dịch hạch được chụp từ một bệnh nhân năm 2003. (Ảnh: AFP).

Giáo sư Johannes Krause, Viện Nhân chủng học Tiến hóa Max Planck ở Leipzig, Đức, cho biết: “Về cơ bản, chúng tôi đã xác định được nguồn gốc, thời gian và không gian gây ra đợt dịch cách đây 700 năm. Chúng tôi không chỉ tìm thấy tổ tiên của Cái chết đen mà còn là tổ tiên của phần lớn các chủng bệnh dịch đang lây lan trên thế giới ngày nay”.

Nhà sử học Philip Slavin, Đại học Stirling ở Scotland, đồng tác giả, nói: “Phát hiện của chúng tôi cho thấy Cái Chết Đen bắt nguồn từ Trung Á vào những năm 1330 và lan sang nhiều lục địa”. Họ khẳng định điều này sau khi phát hiện bằng chứng của sự gia tăng đột biến số người chết vào cuối những năm 1330 tại hai nghĩa trang gần hồ Issyk-Kul, ở phía đông Kyrgyzstan ngày nay.

Nhóm chuyên gia đã tìm thấy dấu vết DNA cổ đại của vi khuẩn dịch hạch Yersinia pestis từ răng của 3 phụ nữ được chôn cất trong khu nghĩa trang ở thung lũng Chüy, gần hồ Issyk Kul, dưới chân núi Tian Shan. Những người này qua đời vào năm 1338-1339. Các ca tử vong sớm nhất được ghi nhận ở những nơi khác trong đại dịch là vào năm 1346.

Phát hiện nguồn gốc của hầu hết dịch hạch ngày nay

Theo Reuters, việc tái tạo bộ gene của mầm bệnh cho thấy chủng vi khuẩn này không chỉ phát sinh vi khuẩn gây ra Cái Chết Đen hoành hành ở châu Âu, Á, Trung Đông và Bắc Phi mà còn là nguồn gốc của hầu hết chủng bệnh dịch hạch tồn tại ngày nay.

Văn bia trên bia đá này được viết bằng chữ Syriac, có nghĩa: "Đây là ngôi mộ của tín đồ Sanmaq. Anh ta chết vì bệnh dịch hạch". (Ảnh: AS Leybin).
Văn bia trên bia đá này được viết bằng chữ Syriac, có nghĩa: “Đây là ngôi mộ của tín đồ Sanmaq. Anh ta chết vì bệnh dịch hạch”. (Ảnh: AS Leybin).

Trong số 467 bia mộ có niên đại từ năm 1248 đến năm 1345, GS Slavin phát hiện số người chết tăng lên đột biến vào niên đại 1338-1339 với 118 bia mộ. Chữ khắc trên một số bia mộ đề cập nguyên nhân cái chết là “mawtānā”. Đây là thuật ngữ tiếng Syriac có nghĩa “bệnh dịch hạch”.

Nghiên cứu sâu hơn đã chỉ ra các địa điểm đã được khai quật vào cuối những năm 1880, với khoảng 30 bộ xương được di dời khỏi mộ của họ. Sau khi nghiên cứu nhật ký của các cuộc khai quật, GS Slavin và cộng sự lần lượt phát hiện một số hài cốt, liên kết chúng với những bia mộ cụ thể tại nhiều nghĩa trang.

Sau đó, những mẫu vật này được chuyển cho chuyên gia về DNA cổ đại là TS Krause và tiến sĩ Maria Spyrou tại Đại học Tübingen, Đức. Họ chiết xuất vật liệu di truyền từ răng của 7 người được chôn cất tại các nghĩa trang. Ba trong số chúng chứa DNA của Yersinia pestis, vi khuẩn gây ra bệnh dịch hạch.

Phân tích đầy đủ bộ gene vi khuẩn cho thấy nó là tổ tiên trực tiếp của chủng gây ra Cái Chết Đen ở châu Âu. Từ đây, họ kết luận những người này chính là người mang mầm bệnh gây ra cái chết cho hơn 50% dân số của lục địa này sau đó.

Theo nhóm chuyên gia, họ hàng gần nhất còn sống của chủng virus dịch hạch gây Cái Chết Đen đã được tìm thấy trong các loài gặm nhấm cùng khu vực.

Cái Chết Đen là đại dịch chết chóc nhất từng được ghi nhận. GS Slavin cho biết nó đã giết chết 50-60% dân số ở các khu vực Tây Âu và 50% ở Trung Đông, tương đương khoảng 50-60 triệu ca tử vong. Đặc biệt, số người chết ở Caucasus, Iran và Trung Á gần như “không thể đếm được”.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, 3.248 trường hợp đã được báo cáo trên toàn thế giới từ năm 2010 đến 2015, gây ra cái chết cho 584 người. CHDC Congo, Madagascar và Peru là những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), người dân thường mắc bệnh dịch hạch hoặc nhiễm trùng huyết sau khi bị bọ chét mang vi khuẩn này cắn. Chúng ta cũng có thể mắc bệnh khi tiếp xúc động vật mang trùng.

5/5 - (2 bình chọn)
Từ khóa: cái chết đenđại dịch Cái Chết Đengiải mã cái chết đenJohannes Krausenguồn gốc của Cái chết đenPhilip Slavinvi khuẩn gây bệnh dịch hạchvi khuẩn Yersinia pestis
Share197Tweet123Share49
Bài trước

Báo Trung Quốc tuyên bố tìm ra dấu hiệu của người ngoài hành tinh

Bài tiếp theo

Bằng chứng về các nền văn minh tiên tiến sống trên Trái đất cách đây hơn 100.000 năm?

Tham khảo thêm

No Content Available
Bài tiếp theo
"Những nền văn minh 100.000 năm tuổi" này có thể được tìm thấy ở Châu Phi.

Bằng chứng về các nền văn minh tiên tiến sống trên Trái đất cách đây hơn 100.000 năm?

Khám phá những bí ẩn về người ngoài hành tinh từng được hé lộ

Khám phá những bí ẩn về người ngoài hành tinh từng được hé lộ

Họa tiết kỹ thuật số được một số sư đoàn quân đội Mỹ kết hợp nhiều kiểu dáng và màu sắc.

Họa tiết và màu sắc kỳ lạ trên quân phục các nước: Phải chăng chỉ để làm đẹp?

Bình luận bài viết

  • Xu hướng
  • Bình luận
  • Mới nhất
Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 đã chọn hình ảnh sao la làm linh vật của đại hội.

Linh vật SEA Games 31 – loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới

10/06/2022
Vì sao chúng ta cứ phải chọn sao Hỏa làm nơi ở mới?

Vì sao chúng ta cứ phải chọn sao Hỏa làm nơi ở mới?

17/05/2022
Hải sâm. (Ảnh: Seacucumberconsultancy)

Kỳ lạ “nhân sâm” biển khiến các thợ lặn mạo hiểm tính mạng để lùng sục: 81 triệu đồng/kg

17/05/2022
Bên cạnh những áp lực công việc, nỗi nhớ nhà luôn là điều thường trực ở mỗi phi hành gia trạm ISS. (Ảnh: NASA).

Cuộc sống trên Trạm Vũ trụ Quốc tế sẽ trở nên rất cô đơn

0
Bức hình mô tả cách thức di chuyển một bức tượng đá khổng lồ trên đảo Phục Sinh. (Ảnh: National Geographic)

Kỳ lạ những bức tượng nặng chục tấn biết đi?

0
Tác giả Rezső Seress của bài hát ẩn chứa hiện tượng bí ẩn Gloomy Sunday

Giải mã bí ẩn “Bài hát ma ám” khiến nhiều người tự tử

0
Họa tiết kỹ thuật số được một số sư đoàn quân đội Mỹ kết hợp nhiều kiểu dáng và màu sắc.

Họa tiết và màu sắc kỳ lạ trên quân phục các nước: Phải chăng chỉ để làm đẹp?

26/06/2022
Khám phá những bí ẩn về người ngoài hành tinh từng được hé lộ

Khám phá những bí ẩn về người ngoài hành tinh từng được hé lộ

26/06/2022
"Những nền văn minh 100.000 năm tuổi" này có thể được tìm thấy ở Châu Phi.

Bằng chứng về các nền văn minh tiên tiến sống trên Trái đất cách đây hơn 100.000 năm?

26/06/2022
Cafe Số

Copyright © 2021 CafeSo. All rights reserved.

Navigate Site

  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí

Follow Us

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí

Copyright © 2021 CafeSo. All rights reserved.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In