• Mới nhất
  • Xu hướng
  • Tất cả
  • Sự kiện
  • Thế giới động vật
  • Vi khuẩn-côn trùng
  • Khoa học quân sự
  • Khoa học vũ trụ
  • Công nghệ
  • Chinh phục sao Hỏa
Hãy củng cố hệ miễn dịch để phòng và vượt qua dịch bệnh. (Ảnh minh họa: Shutterstock).

Hệ miễn dịch tấn công virus như thế nào?

28/04/2022
Ảnh đồ họa mô tả một đám mây phân tử ở trung tâm thiên hà chứa Trái đất - (Ảnh: ĐẠI HỌC KEIO, NAOJ)

Đã tìm ra thế giới ngoài hành tinh – Nơi con người được thai nghén?

11/07/2022
"Hàm lượng lớn silic dioxit và canxi oxide trong các ống dẫn là kết quả của quá trình tương tác lâu dài giữa sắt và đá cát. Điều đó chứng tỏ những đường ống này đã có từ rất lâu", kỹ sư Liu Shaolin, người thực hiện các phân tích hóa học, cho biết.

Bí ẩn đường ống kim loại 150.000 năm tuổi bên dưới “kim tự tháp” ở Trung Quốc

11/07/2022
Một động vật có vú cổ đại bị khủng long bắt - (Ảnh: Larry Felder/SCITECH DAILY)

Nguyên nhân rùng mình khiến Trái đất từng biến thành “hành tinh quái vật”

11/07/2022
"Đây là con cá xấu xí nhất mà tôi từng thấy", Jason Moyce cho biết.

Bắt được sinh vật bí ẩn giống như trong bộ phim kinh dị dưới đáy biển sâu

01/07/2022
Nhiều người thắc mắc không hiểu ánh sáng bí ẩn này là gì.

Ánh đèn bí ẩn lơ lửng trên bầu trời đêm khiến nhiều người hoang mang

01/07/2022
Vua Tần đúc một pho tượng đồng khổng lồ hình Lý Ông Trọng đặt ở cửa Kim Mã, kinh thành Hàm Dương.

Top 4 người Việt nổi danh trong lịch sử Trung Quốc

30/06/2022
Virus đậu mùa khỉ.

Virus đậu mùa khỉ tiến hóa “thần tốc” nhanh gấp 12 lần thông thường

30/06/2022
Hình ảnh mô phỏng sao VY Canis Majoris. (Ảnh: NASA).

Ngôi sao lớn nhất dải Ngân Hà đang chết dần

30/06/2022
Du khách có thể tới sông Klondike để đãi vàng. (Ảnh: Baidu)

Dòng sông độc đáo nhất thế giới: Chứa đầy thứ quý giá chỉ khi nước lũ rút mới xuất hiện nhiều

30/06/2022
Các vật thể lạ bên trong thiên thạch Chelyabinsk - (Ảnh: UT Darmstadt)

“Vật thể lạ” hình cầu, hình lăng trụ lộ ra trong thiên thạch rơi xuống Nga

30/06/2022
Các robot SWIM nhỏ bé - (Ảnh: JPL-NASA)

NASA tiết lộ bầy robot “sứ giả” đi gặp sinh vật ngoài hành tinh

30/06/2022
Họa tiết kỹ thuật số được một số sư đoàn quân đội Mỹ kết hợp nhiều kiểu dáng và màu sắc.

Họa tiết và màu sắc kỳ lạ trên quân phục các nước: Phải chăng chỉ để làm đẹp?

26/06/2022
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
Thứ Ba, Tháng Tám 16, 2022
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Cafe Số
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
Cafe Số
No Result
View All Result
Trang chủ Đời sống Y học - Sức khỏe Sức khỏe

Hệ miễn dịch tấn công virus như thế nào?

2 năm trước
trong Sức khỏe
Thời gian đọc: 6 mins read
237 15
A A
0
Hãy củng cố hệ miễn dịch để phòng và vượt qua dịch bệnh. (Ảnh minh họa: Shutterstock).

Hãy củng cố hệ miễn dịch để phòng và vượt qua dịch bệnh. (Ảnh minh họa: Shutterstock).

491
CHIA SẺ
1.4k
LƯỢT XEM
Share on FacebookShare on Twitter

CafeSo.Net – Hệ miễn dịch là bộ phận đặc biệt phức tạp có ở mọi nơi trong cơ thể để chống lại sự xâm nhập của kẻ ngoại lai như: virus, vi khuẩn, nấm gây bệnh… Không có hệ miễn dịch, chúng ta chết trong vòng vài tuần.

Cả thế giới đang khẩn cấp chống lại dịch bệnh Covid-19 bằng nhiều phương pháp: cách ly người bệnh, tránh tụ tập đám đông, rửa tay nhiều lần, súc miệng, họng bằng nước sát trùng, đeo khẩu trang và nâng cao hệ miễn dịch. Tại sao hệ miễn dịch lại quan trọng như vậy?
Cùng tìm hiểu cơ chế chống virus của hệ miễn dịch, áo giáp phòng bệnh của cơ thể con người.

Nếu không có hệ miễn dịch?

Hệ miễn dịch là bộ phận đặc biệt phức tạp có ở mọi nơi trong cơ thể để chống lại sự xâm nhập của kẻ ngoại lai như: virus, vi khuẩn, nấm gây bệnh… Không có hệ miễn dịch, chúng ta chết trong vòng vài tuần vì trên 1 cm2 bề mặt da đã có hàng chục nghìn vi sinh vật sẵn sàng tấn công cơ thể bất kỳ lúc nào.

Cứ 100.000 trẻ thì có 1 bé sinh ra không có hệ miễn dịch và phải sống cả đời trong môi trường vô trùng. Bệnh nhân AIDS bị virus HIV phá hỏng hệ miễn dịch cũng dễ chết vì các bệnh truyền nhiễm khác. Ngoài nhiệm vụ bảo vệ bên ngoài, hệ miễn dịch còn sàng lọc tế bào đột biến bất thường bên trong cơ thể có khả năng gây ung thư để tiêu diệt trước khi chúng gây bệnh.

Hãy củng cố hệ miễn dịch để phòng và vượt qua dịch bệnh. (Ảnh minh họa: Shutterstock).
Hãy củng cố hệ miễn dịch để phòng và vượt qua dịch bệnh. (Ảnh minh họa: Shutterstock).

Chúng ta một phần nhận được hệ miễn dịch từ mẹ khi sinh ra gọi là hệ miễn dịch bẩm sinh, phần còn lại chúng ta phải tự hoàn thiện trong quá trình phát triển gọi là hệ miễn dịch thu được.
Khi sinh ra, chúng ta được trang bị lớp da, màng niêm mạc: miệng, họng, khí quản, dạ dày, ruột, hệ bài tiết… như biên giới để chặn vi sinh muốn xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, trong hệ miễn dịch bẩm sinh còn có các thực bào (tế bào bạch cầu) – tế bào sát thủ tự nhiên để tiêu diệt các mầm bệnh nếu chúng vượt qua biên giới đầu tiên.

Hệ miễn dịch bẩm sinh phản ứng nhanh, giúp chúng ta chống lại các mầm bệnh cơ bản, nhưng không chống lại các tác nhân phức tạp và không có tính chất ghi nhớ. Lúc này, chúng ta cần đến hệ miễn dịch thu được – hệ thống cao cấp hơn bao gồm các tế bào lympho B và T phân tích cấu trúc vi sinh vật và tạo kháng thể, được xem như vũ khí đặc hiệu có tác dụng riêng cho từng loại virus, vi khuẩn. Sau khi tiêu diệt kẻ thù, chúng ghi nhớ thông tin để nếu mầm bệnh này lần sau tấn công sẽ có ngay vũ khí để sử dụng.

Sự xâm nhập của virus

Khi virus tấn công vào cơ thể, trước tiên chúng phải vượt qua lớp màng bảo vệ đầu tiên: da, niêm mạc ở mũi, miệng hay ruột, sau đó tấn công vào tế bào. Virus có thụ thể được xem như chìa khóa mở cánh cổng lớp màng tế bào để chui vào đó. Chúng bắt tế bào phải sản xuất theo mã di truyền của chúng và nhân bản lên hàng nghìn hàng triệu lần. Cho đến khi vỡ tung tế bào, hàng triệu virus lại tiếp tục lan sang tấn công các tế bào khác.

Virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào chủ bằng liên kết protein S (chìa khóa) trên bề mặt virus với thụ thể ACE2 (ổ khóa) trên bề mặt tế bào. Ngoài phổi, ACE2 còn nằm trong các mô khác bao gồm tim, gan, thận và các cơ quan tiêu hóa. Vì vậy, những bệnh nhân mắc virus này ngoài khó thở do tổn thương phổi còn bị biến chứng như tổn thương cơ tim cấp tính gây rối loạn nhịp tim, suy thận cấp, đi ngoài, sốc và tử vong do hội chứng rối loạn đa chức năng. Càng nguy hiểm hơn đối với bệnh nhân đã có bệnh nền mạn tính: tim mạch, tiểu đường…

Hoạt động của hệ miễn dịch

Khi virus xâm nhập cơ thể, các “anh lính” là thực bào lao đến tấn công “ăn thịt” virus, đồng thời gửi cảnh báo thông tin đến toàn hệ miễn dịch là có kẻ thù xâm nhập. Các “anh lính” này dồn về đóng quân tại các căn cứ gần quân địch nhất đó là các hạch bạch huyết (nằm ở mang tai, cổ, nách, bẹn). Vì vậy chúng ta thấy khi có tác nhân lạ gây viêm nhiễm thì các hạch này sẽ sưng to lên.

Vì số lượng hạn chế nên các thực bào không thể nào tiêu diệt kịp virus nhân bản quá nhanh, nên chúng phát động viêm gây sốt. Đây là đòn đánh thông minh vì nhiệt độ cao sẽ làm virus nhân bản chậm hơn để hệ miễn dịch tìm cách đối phó, thường phải mất một tuần. Tuy nhiên, trong trường hợp virus Corona, do hệ miễn dịch phản ứng thái quá dẫn đến sốt quá cao (40 độ C) gây tổn thương các mô khác, vì vậy cần chú ý hạ sốt cho người bệnh.

Thông tin virus được “anh lính thông tin” là tế bào tua mang xác virus về doanh trại ở các hạch để cấp trên là tế bào lympho B và T phân tích tìm chiến lược phù hợp.

Hai “vị tướng” này sẽ thử các loại vũ khí có khả năng gắn kết vào lớp ngoài của virus. Khi tìm được vũ khí phù hợp (kháng thể) thì tế bào B sẽ sản xuất hàng loạt và gửi nó đi khắp nơi trong cơ thể.

Các virus ngay lập tức bị vũ khí kháng thể này bám chặt vào bề mặt và vô hiệu hóa, không cho xâm nhập vào các tế bào khác. Các kháng thể này còn là vật chỉ điểm virus để các thực bào lao đến tấn công. Những tế bào nào đã nhiễm virus bên trong thì sẽ bị tế bào T và tế bào sát thủ tự nhiên NK tìm đến tiêu diệt, hy sinh cả quân mình để diệt địch.

Sau một tuần nhiễm bệnh sốt và mệt mỏi, người bệnh phục hồi do hệ miễn dịch đã hoàn thiện tạo kháng thể để chống lại virus. Thông tin về kháng thể sẽ được lưu trữ để những lần sau nếu virus này xâm nhập thì cơ thể có ngay vũ khí chống lại mà không phải chờ lâu.

Đánh giá bài viết
Từ khóa: cách hệ miễn dịch tấn công viruscủng cố hệ miễn dịchhệ miễn dịchHoạt động của hệ miễn dịchtăng cường hệ miễn dịchvi khuẩnvirusvirus coronavirus covid-19virus sars-CoV-2
Share196Tweet123Share49
Bài trước

Những loài sâu bọ tiền sử khiến bạn “sởn gai ốc”

Bài tiếp theo

Vật thể liên sao bí ẩn Oumuamua có thể là mảnh vỡ của một hành tinh

Tham khảo thêm

Vật liệu graphene (trái) và vi khuẩn E. coli (phải) nhìn dưới kính hiển vi. (Ảnh: Interesting Engineering)

Phát triển thiết bị siêu nhạy nghe thấy vi khuẩn

14/05/2022
0
1.4k

CafeSo.Net - Thiết bị nghe siêu nhạy do nhóm nghiên cứu từ Đại học Công nghệ Delft (TU Feft) phát triển...

Bệnh nhân Covid-19 được chăm sóc đặc biệt tại Liege, Bỉ. (Ảnh: AP).

Bão cytokine – hiện tượng khiến cơ thể tự hủy hoại trước virus corona

28/04/2022
0
1.4k

CafeSo.Net - Hiện tượng đặc biệt này sẽ khiến cơ thể con người tự gục ngã vì chính hệ miễn...

Người xem phim ở Hàng Châu, Trung Quốc, tuân theo các tiêu chuẩn mới về giãn cách xã hội và đeo khẩu trang. (Nguồn: AFP / Getty)

Nghiên cứu bất ngờ đăng trên tạp chí Nature: Thế giới thật ra đã có 108 triệu người mắc Covid-19

03/05/2022
0
1.4k

CafeSo.Net - Xuất hiện từ cuối năm 2019, đến nay đại dịch Covid-19 đã tiếp diễn suốt tám tháng ròng rã,...

Nga tìm ra cách mới để điều trị Covid-19

Nga tìm ra cách mới để điều trị Covid-19

28/04/2022
0
1.4k

CafeSo.Net - Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Nghiên cứu Hạt nhân Quốc gia Nga MEPhI đã tuyên...

Bài tiếp theo
Nguồn gốc của vật thể bí ẩn Oumuamua vẫn chưa có lời giải đáp.

Vật thể liên sao bí ẩn Oumuamua có thể là mảnh vỡ của một hành tinh

Ốc cổ ngỗng – Hải sản giá “cắt cổ” chỉ dành cho người giàu

Ốc cổ ngỗng - Hải sản giá "cắt cổ" chỉ dành cho người giàu

Thử nghiệm robot lau sàn khử khuẩn phòng bệnh ở Bệnh viện Nhiệt đới - 3

Thử nghiệm robot lau sàn khử khuẩn phòng bệnh ở Bệnh viện Nhiệt đới

Bình luận bài viết

  • Xu hướng
  • Bình luận
  • Mới nhất
Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 đã chọn hình ảnh sao la làm linh vật của đại hội.

Linh vật SEA Games 31 – loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới

10/06/2022
Vì sao chúng ta cứ phải chọn sao Hỏa làm nơi ở mới?

Vì sao chúng ta cứ phải chọn sao Hỏa làm nơi ở mới?

17/05/2022
Hải sâm. (Ảnh: Seacucumberconsultancy)

Kỳ lạ “nhân sâm” biển khiến các thợ lặn mạo hiểm tính mạng để lùng sục: 81 triệu đồng/kg

17/05/2022
Bên cạnh những áp lực công việc, nỗi nhớ nhà luôn là điều thường trực ở mỗi phi hành gia trạm ISS. (Ảnh: NASA).

Cuộc sống trên Trạm Vũ trụ Quốc tế sẽ trở nên rất cô đơn

0
Bức hình mô tả cách thức di chuyển một bức tượng đá khổng lồ trên đảo Phục Sinh. (Ảnh: National Geographic)

Kỳ lạ những bức tượng nặng chục tấn biết đi?

0
Tác giả Rezső Seress của bài hát ẩn chứa hiện tượng bí ẩn Gloomy Sunday

Giải mã bí ẩn “Bài hát ma ám” khiến nhiều người tự tử

0
Ảnh đồ họa mô tả một đám mây phân tử ở trung tâm thiên hà chứa Trái đất - (Ảnh: ĐẠI HỌC KEIO, NAOJ)

Đã tìm ra thế giới ngoài hành tinh – Nơi con người được thai nghén?

11/07/2022
"Hàm lượng lớn silic dioxit và canxi oxide trong các ống dẫn là kết quả của quá trình tương tác lâu dài giữa sắt và đá cát. Điều đó chứng tỏ những đường ống này đã có từ rất lâu", kỹ sư Liu Shaolin, người thực hiện các phân tích hóa học, cho biết.

Bí ẩn đường ống kim loại 150.000 năm tuổi bên dưới “kim tự tháp” ở Trung Quốc

11/07/2022
Một động vật có vú cổ đại bị khủng long bắt - (Ảnh: Larry Felder/SCITECH DAILY)

Nguyên nhân rùng mình khiến Trái đất từng biến thành “hành tinh quái vật”

11/07/2022
Cafe Số

Copyright © 2021 CafeSo. All rights reserved.

Navigate Site

  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí

Follow Us

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí

Copyright © 2021 CafeSo. All rights reserved.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In