• Mới nhất
  • Xu hướng
  • Tất cả
  • Sự kiện
  • Thế giới động vật
  • Vi khuẩn-côn trùng
  • Khoa học quân sự
  • Khoa học vũ trụ
  • Công nghệ
  • Chinh phục sao Hỏa
Lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Phật Đản và những nghi thức nên làm trong ngày linh thiêng

13/05/2022
Phi công giải thích về những bí mật trên máy bay ít được tiết lộ

Phi công giải thích về những bí mật trên máy bay ít được tiết lộ

19/05/2022
Nếu là một người mê chạy bộ, bạn thừa biết rằng giày running chưa bao giờ rẻ.

Giày chạy có thực sự giúp giảm chấn thương và nâng cao hiệu quả tập luyện?

19/05/2022
Các mảnh Hypatia là một báu vật vô song đối với giới thiên văn và khoa học hành tinh - (Ảnh: ĐẠI HỌC JOHANNESBURG)

Báu vật vô song ở Ai Cập: Được “nhào nặn” từ nhiều thế giới ngoài hành tinh

19/05/2022
Sinh lý của cơ thể của con người đều sẽ bị ảnh hưởng và phản ứng với sự thay đổi của trong lực G.

Bí ẩn hiện tượng bất ngờ già đi và trẻ lại ở phi công

19/05/2022
Ở ngoài không gian, các phi hành gia vẫn có thể liên lạc được với nhau.

Tại sao ở trong môi trường chân không ngoài vũ trụ, các phi hành gia vẫn có thể gọi điện thoại?

19/05/2022
Yakhchal - tủ lạnh thời cổ đại của người Ba Tư.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại

19/05/2022
Mì tôm chứa nhiều bột ngọt, chất bảo quản, không tốt cho trí não của trẻ. (Ảnh: Freepik)

Những thực phẩm gây hại cho sự phát triển não bộ của trẻ

19/05/2022
Vỏ hình cầu bao bọc ngôi sao chủ - "quả cầu Dyson".

Giải mã sự tồn tại của người ngoài hành tinh dựa trên công nghệ của họ

19/05/2022
Cư dân của quận Anand của Gujarat đã thức dậy trong sự ngạc nhiên vào ngày 12/5 khi họ chứng kiến những quả cầu kim loại kỳ lạ rơi xuống từ không gian.

Bí ẩn những vật thể kim loại khổng lồ liên tiếp rơi xuống Ấn Độ, liệu có phải điềm báo của vũ trụ?

19/05/2022
Nuốt quá nhiều trứng cùng một lúc đã khiến con rắn hổ mang không chịu được và phải nôn ra.

Rắn hổ mang “đẻ trứng” bằng miệng và sự thật gây bất ngờ

19/05/2022
Hề cung đình là một công việc có thật trong lịch sử.

Nghề nghiệp kỳ lạ nhất thời Trung Cổ: Tha hồ “cà khịa” vua chúa, sống như quý tộc

18/05/2022
Có thể nói rang giới giữa một điểm tồn tại và không tồn tại được gọi là điểm kỳ dị.

Vật chất trong vũ trụ tồn tại từ hư không hay nó tồn tại ngay từ đầu?

18/05/2022
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
Thứ Bảy, Tháng Năm 21, 2022
  • Đăng nhập
Cafe Số
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
Cafe Số
No Result
View All Result
Trang chủ Khám phá Khám phá khoa học

Nguồn gốc, ý nghĩa của lễ Phật Đản và những nghi thức nên làm trong ngày linh thiêng

1 tuần trước
trong Khám phá khoa học
Thời gian đọc: 7 mins read
243 10
A A
0
Lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

492
CHIA SẺ
1.4k
LƯỢT XEM
Share on FacebookShare on Twitter

Nội dung chính

  • 1. Lễ Phật Đản được tổ chức vào ngày nào?
  • 2. Nguồn gốc, ý nghĩa và các nghi thức thường làm trong ngày lễ Phật Đản
    • Nguồn gốc
    • Ý nghĩa
    • Nghi thức thường làm

CafeSo.Net – Phật đản là ngày lễ trọng đại được tổ chức hằng năm bởi cả hai hệ phái Phật giáo Nam Tông (Tiểu thừa) và Bắc Tông (Đại thừa).

Lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, ở các nước theo đạo Phật là để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Trong đại lễ, Phật tử không sát sinh, chỉ ăn chay, phóng sinh và làm các công việc thiện nguyện. Từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản 15/4 (âm lịch) đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới.

1. Lễ Phật Đản được tổ chức vào ngày nào?

Ngày Phật Đản còn là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật (Phật Đản, Vu lan, Thành đạo). Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày 8/4 âm lịch.

Ngày Phật Đản quốc tế là ngày rằm tháng tư âm lịch hàng năm (15/4).
Ngày Phật Đản quốc tế là ngày rằm tháng tư âm lịch hàng năm (15/4).

Nhưng tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo (Tích Lan) được tổ chức từ 25/5 đến 8/6/1950, 26 nước là thành viên thống nhất ngày Phật Đản quốc tế là ngày rằm tháng tư âm lịch hàng năm (15/4).

Từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản 15/4 (âm lịch) đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Lễ Phật Đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật Đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).

2. Nguồn gốc, ý nghĩa và các nghi thức thường làm trong ngày lễ Phật Đản

Nguồn gốc

Lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.
Lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Ngài được cho là sinh vào ngày rằm tháng tư âm lịch năm 624 trước Tây lịch (theo lý giải của phái Nam tông), mùng 8/4 âm lịch (theo lý giải của phái theo Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni – nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.

Chính vì thế, lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, ở các nước theo đạo Phật là để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Ý nghĩa

Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng (qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng), và thực hành ăn chay và giữ Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả), thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu kém trong cộng đồng.

Kỷ niệm Vesak cũng có nghĩa là làm những nỗ lực đặc biệt để mang lại hạnh phúc, niềm vui cho những người bất hạnh như người già cao niên, người khuyết tật và người bệnh, chia sẻ niềm vui và hòa bình với mọi người.

Ở một số quốc gia, đặc biệt là Sri Lanka, hai ngày được dành cho việc cử hành Vesak, việc bán rượu và thịt thường bị cấm và tất cả các cửa hàng rượu, bia và lò giết mổ phải đóng cửa do nghị định của chính phủ.

Chim, côn trùng và thú vật được phóng sinh như là một “hành động mang tính biểu tượng của sự giải thoát”, của sự trả tự do cho những người bị giam cầm, bị bỏ tù, bị tra tấn trái với ý muốn của họ.

Tại Ấn Độ, Nepal, người dân thường mặc áo trắng khi lên các tịnh xá và ăn chay. Tại hầu hết các quốc gia châu Á đều có diễu hành xe hoa và nghi lễ tụng niệm, tại Hàn Quốc có lễ hội đèn hoa sen Yeon Deung Hoe rất lớn.

Phật đản là ngày nghỉ lễ quốc gia tại nhiều nước châu Á như Thái Lan, Nepal, Sri Lanka, Malaysia, Myanmar, Singapore, Indonesia, Hàn Quốc, Campuchia…

Nghi thức thường làm

Giáo hội các tỉnh thành còn tổ chức diễu hành, làm lễ, thả hoa đăng trên sông....
Giáo hội các tỉnh thành còn tổ chức diễu hành, làm lễ, thả hoa đăng trên sông….

Ở Việt Nam, lễ Phật Đản luôn được tổ chức trang trọng. Ngoài việc tổ chức buổi lễ chính vào ngày rằm tháng 4, Giáo hội các tỉnh thành còn tổ chức diễu hành, làm lễ, thả hoa đăng trên sông, tổ chức thuyết giảng về Phật pháp xen kẽ các buổi văn nghệ, đèn lồng, làm lễ đài tổ chức…

Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh, mọi người đều ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa và trang trí bàn thờ Phật thật đẹp. Các Phật tử có thể đến chùa để phụ giúp làm công quả, nghe các bài thuyết giảng về cuộc sống, tự chiêm nghiệm về hành động của bản thân để làm cho tâm hồn được thanh tịnh.

Tại các chùa, Phật tử thường dựng lên lễ đài lớn, trang trí các xe hoa. Tuy nhiên, tất cả những việc này đều được thực hiện sao cho không gây tốn kém nhiều, không phung phí, tất cả được thể hiện bằng tấm lòng thành vốn là đạo lý nhà Phật.

Một trong những nghi thức quan trọng nhất không thể thiếu chính là: Tắm Phật. Theo Sư thầy Thích Đàm Cúc (trụ trì chùa Khánh Ly, thôn Vỹ Khách, xã Liêm Túc, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam):

“Tắm Phật trong ngày lễ Phật đản là để những người con Phật tưởng nhớ kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Ngài đã mang ánh sáng chân lý soi rọi vào cuộc sống, xóa tan những nỗi khổ niềm đau. Tắm Phật là tắm những phiền não ở trong lòng, gột rửa đi những sân hận để cho tâm được thanh lương mát mẻ hướng đến một đời sống an lạc”.

Ni sư Thích Diệu Mơ – Trưởng Ban trị sự GHPG huyện Kinh Môn (Hải Dương), trụ trì chùa Nhẫm Dương cho rằng: “Tắm Phật là nghi thức tưới nước thơm lên tượng Phật sơ sinh, ngoài mục đích kỷ niệm Phật đản giáng sinh còn mang ý nghĩa sâu sắc về sự tẩy trừ phiền não, hướng đến thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý của con người”.

Tắm Phật đã trở thành một nghi lễ không thể thiếu trong ngày lễ Phật đản hàng năm.
Tắm Phật đã trở thành một nghi lễ không thể thiếu trong ngày lễ Phật đản hàng năm.

Khi làm lễ Tắm Phật, tăng ni Phật tử nếu có điều kiện nên đọc bài chú Tắm Phật sau:

Ngã kim quán mộc chư Như Lai

Tịnh trí trang nghiêm công đức tụ

Ngũ trược chúng sanh tịnh ly cấu

Đồng chứng Như Lai tịnh Pháp thân

Tỳ Gia thành lý vị tằng sanh

Sa La thọ gian vị tằng diệt

Bất sanh bất diệt lão Cồ Đàm

Nhãn trung khán kiến trùng thiên tiết

Kim triêu chính thị tứ ngoạt bát

Tịnh Phạn vương cung sanh Tất Đạt

Cửu long phúng thủy thiên ngoại lai

Bỗng túc Liên Hoa tùng địa phát

Án mâu ni, mâu ni, tam mâu ni, tát phạ ha.

Theo Lịch vạn niên, lễ Phật đản năm 2022 sẽ rơi vào Chủ nhật, ngày 15/5 Dương lịch, tức ngày rằm tháng 4 năm Nhâm Dần.

5/5 - (1 bình chọn)
Từ khóa: đạo phậtđức phật ra đờilễ phật đảnnghi thức tắm phậtnguồn gốc ngày lễ phật đảnphật tửý nghĩa ngày lễ phật đản
Share197Tweet123Share49
Bài trước

Choáng váng với loài sinh vật kì dị như đến từ ngoài hành tinh

Bài tiếp theo

5 giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh viêm gan bí ẩn

Tham khảo thêm

No Content Available
Bài tiếp theo
Adeno là nghi phạm hàng đầu gây ra bệnh viêm gan bí ẩn. (Ảnh: CNN).

5 giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh viêm gan bí ẩn

Cách cho rắn 2 đầu ăn cũng hết sức đặc biệt khi phải che một đầu lại. (Ảnh: Pen News)

Kỳ lạ cách các chuyên gia cho rắn 2 đầu ăn uống

Boodog – Mông Cổ

Top 19 món ăn kinh dị nhất hành tinh

Bình luận bài viết

  • Xu hướng
  • Bình luận
  • Mới nhất
Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 đã chọn hình ảnh sao la làm linh vật của đại hội.

Linh vật SEA Games 31 – loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới

10/05/2022
Vì sao chúng ta cứ phải chọn sao Hỏa làm nơi ở mới?

Vì sao chúng ta cứ phải chọn sao Hỏa làm nơi ở mới?

17/05/2022
Hải sâm. (Ảnh: Seacucumberconsultancy)

Kỳ lạ “nhân sâm” biển khiến các thợ lặn mạo hiểm tính mạng để lùng sục: 81 triệu đồng/kg

17/05/2022
Tác giả Rezső Seress của bài hát ẩn chứa hiện tượng bí ẩn Gloomy Sunday

Giải mã bí ẩn “Bài hát ma ám” khiến nhiều người tự tử

0
Thung lũng các vị vua Ai Cập

Thung lũng các vị vua Ai Cập

0
Khu vực Lưỡng Hà - (Ảnh: Ancient Civilizations).

Những phát minh mà nền văn minh Lưỡng Hà để lại cho hậu thế

0
Phi công giải thích về những bí mật trên máy bay ít được tiết lộ

Phi công giải thích về những bí mật trên máy bay ít được tiết lộ

19/05/2022
Nếu là một người mê chạy bộ, bạn thừa biết rằng giày running chưa bao giờ rẻ.

Giày chạy có thực sự giúp giảm chấn thương và nâng cao hiệu quả tập luyện?

19/05/2022
Các mảnh Hypatia là một báu vật vô song đối với giới thiên văn và khoa học hành tinh - (Ảnh: ĐẠI HỌC JOHANNESBURG)

Báu vật vô song ở Ai Cập: Được “nhào nặn” từ nhiều thế giới ngoài hành tinh

19/05/2022
Cafe Số

Copyright © 2021 CafeSo. All rights reserved.

Navigate Site

  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí

Follow Us

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí

Copyright © 2021 CafeSo. All rights reserved.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In