• Mới nhất
  • Xu hướng
  • Tất cả
  • Sự kiện
  • Thế giới động vật
  • Vi khuẩn-côn trùng
  • Khoa học quân sự
  • Khoa học vũ trụ
  • Công nghệ
  • Chinh phục sao Hỏa
Những chi tiết phản khoa học thường thấy trên TV có thể khiến bạn gặp nạn!

Những chi tiết “phản khoa học” thường thấy trên TV có thể khiến bạn gặp nạn!

10/05/2022
Phi công giải thích về những bí mật trên máy bay ít được tiết lộ

Phi công giải thích về những bí mật trên máy bay ít được tiết lộ

19/05/2022
Nếu là một người mê chạy bộ, bạn thừa biết rằng giày running chưa bao giờ rẻ.

Giày chạy có thực sự giúp giảm chấn thương và nâng cao hiệu quả tập luyện?

19/05/2022
Các mảnh Hypatia là một báu vật vô song đối với giới thiên văn và khoa học hành tinh - (Ảnh: ĐẠI HỌC JOHANNESBURG)

Báu vật vô song ở Ai Cập: Được “nhào nặn” từ nhiều thế giới ngoài hành tinh

19/05/2022
Sinh lý của cơ thể của con người đều sẽ bị ảnh hưởng và phản ứng với sự thay đổi của trong lực G.

Bí ẩn hiện tượng bất ngờ già đi và trẻ lại ở phi công

19/05/2022
Ở ngoài không gian, các phi hành gia vẫn có thể liên lạc được với nhau.

Tại sao ở trong môi trường chân không ngoài vũ trụ, các phi hành gia vẫn có thể gọi điện thoại?

19/05/2022
Yakhchal - tủ lạnh thời cổ đại của người Ba Tư.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại

19/05/2022
Mì tôm chứa nhiều bột ngọt, chất bảo quản, không tốt cho trí não của trẻ. (Ảnh: Freepik)

Những thực phẩm gây hại cho sự phát triển não bộ của trẻ

19/05/2022
Vỏ hình cầu bao bọc ngôi sao chủ - "quả cầu Dyson".

Giải mã sự tồn tại của người ngoài hành tinh dựa trên công nghệ của họ

19/05/2022
Cư dân của quận Anand của Gujarat đã thức dậy trong sự ngạc nhiên vào ngày 12/5 khi họ chứng kiến những quả cầu kim loại kỳ lạ rơi xuống từ không gian.

Bí ẩn những vật thể kim loại khổng lồ liên tiếp rơi xuống Ấn Độ, liệu có phải điềm báo của vũ trụ?

19/05/2022
Nuốt quá nhiều trứng cùng một lúc đã khiến con rắn hổ mang không chịu được và phải nôn ra.

Rắn hổ mang “đẻ trứng” bằng miệng và sự thật gây bất ngờ

19/05/2022
Hề cung đình là một công việc có thật trong lịch sử.

Nghề nghiệp kỳ lạ nhất thời Trung Cổ: Tha hồ “cà khịa” vua chúa, sống như quý tộc

18/05/2022
Có thể nói rang giới giữa một điểm tồn tại và không tồn tại được gọi là điểm kỳ dị.

Vật chất trong vũ trụ tồn tại từ hư không hay nó tồn tại ngay từ đầu?

18/05/2022
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
Chủ Nhật, Tháng Năm 22, 2022
  • Đăng nhập
Cafe Số
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
Cafe Số
No Result
View All Result
Trang chủ Khám phá Khám phá khoa học

Những chi tiết “phản khoa học” thường thấy trên TV có thể khiến bạn gặp nạn!

2 tuần trước
trong Khám phá khoa học
Thời gian đọc: 10 mins read
245 7
A A
0
Những chi tiết phản khoa học thường thấy trên TV có thể khiến bạn gặp nạn!
491
CHIA SẺ
1.4k
LƯỢT XEM
Share on FacebookShare on Twitter

Nội dung chính

  • Đốt lửa trong hang đá hoàn toàn vô hại
  • Chúng ta có thể dễ dàng sinh tồn giữa thiên nhiên hoang dã với kiến thức từ các chương trình thực tế
  • Mọi nguồn nước đều an toàn khi được nấu sôi
  • Khi bị lạc, cứ đi về phía hạ lưu dòng sông thì sớm hay muộn cũng đến được khu dân cư
  • Điều đầu tiên khi bị lạc ở sa mạc là tìm nguồn nước
  • Bị thương thì cứ băng thật chặt để cầm máu
  • Trong sa mạc, cần phải tiết kiệm nước triệt để
  • Có thể ăn cá sống để tồn tại
  • Cởi quần áo và nằm ôm nhau để ấm hơn
  • Uống nước từ cây xương rồng giúp giảm tình trạng mất nước
  • Rút vũ khí khỏi chỗ bị đâm

CafeSo.Net – Ngay cả khi đó là một chương trình truyền hình thực tế về “thử thách sinh tồn”, thì những kỹ năng mà bạn học được cũng có thể lại chính là thứ khiến bạn gặp nạn, nếu rơi vào tình huống tương tự!

Đốt lửa trong hang đá hoàn toàn vô hại

Những chi tiết phản khoa học thường thấy trên TV có thể khiến bạn gặp nạn!

Đốt lửa để sưởi ấm khi trú chân trong các hang, hốc đá nhỏ là chi tiết thường thấy trong phim ảnh về đề tài phiêu lưu, thám hiểm. Tuy nhiên, sẽ là một sai lầm “chết người” nếu bạn tin và bắt chước theo hành động này, khi ở trong tình huống tương tự!

Cụ thể, khi chúng ta đốt lửa, nhiệt lượng tỏa ra sẽ khiến các hòn đá ở nóc hang, vốn đang ẩm lạnh, bị giãn nở đột ngột. Trong trường hợp xấu nhất, viên đá sẽ bị vỡ ra, rơi xuống bên dưới và hoàn toàn có thể gây nguy hiểm cho bạn.

Chúng ta có thể dễ dàng sinh tồn giữa thiên nhiên hoang dã với kiến thức từ các chương trình thực tế

Những chi tiết phản khoa học thường thấy trên TV có thể khiến bạn gặp nạn!

Ngay cả những chương trình truyền hình thực tế theo dạng “thử thách sinh tồn” cũng có không ít những chi tiết dàn dựng. Hơn hết nhân vật chính không hề đi một mình mà còn có cả một ê kíp sẵn sàng hỗ trợ trong các tình huống xấu. Vì vậy, dù nắm vững tất cả mọi kiến thức sinh tồn được dạy từ những chương trình kiểu này, bạn cũng không nên nghĩ rằng, mình có thể sống tốt một thời gian dài giữa thiên nhiên hoang dã!

Mọi nguồn nước đều an toàn khi được nấu sôi

Những chi tiết phản khoa học thường thấy trên TV có thể khiến bạn gặp nạn!

Cũng trong các bộ phim về đề tài phiêu lưu thám hiểm, chúng ta còn có thể nhận thấy rằng, tất cả các thứ nước được tìm thấy sẽ đều an toàn tuyệt đối nếu được đun sôi!

Thực tế, nhiệt độ cao chỉ có thể tiêu diệt các vi sinh vật. Còn đối với nhiều hóa chất hay nguyên tố độc hại (ví dụ: kim loại nặng), việc bạn đun sôi nước trong thời gian bao lâu cũng không ảnh hưởng gì đến độc tính mà chúng gây ra cho cơ thể.

Do đó, nếu ở trong trường hợp nêu trên, tốt nhất bạn cần lọc lượng nước mà mình tìm thấy qua một miếng vải sạch, sau đó đem đun sôi, cuối cùng chờ những chất cặn bẩn lắng xuống đáy rồi mới nên uống.

Khi bị lạc, cứ đi về phía hạ lưu dòng sông thì sớm hay muộn cũng đến được khu dân cư

Những chi tiết phản khoa học thường thấy trên TV có thể khiến bạn gặp nạn!

“Sớm hay muộn” chính là điểm mấu chốt ở tình huống này. Logic của các bộ phim không hề sai, bởi các khu dân cư thường tập trung ở gần sông để thuận tiện trong việc khai thác nước. Vấn đề là ở chỗ bạn cần đi bộ bao lâu để đến được đó, bởi nếu không may mắn thời gian có thể lên đến hàng tuần.

Do đó, quy tắc đầu tiên khi bị lạc là hãy ở yên tại chỗ; cố gắng tìm cách giữa ấm, đảm bảo an toàn cho bản thân và chờ đội cứu hộ đến!

Điều đầu tiên khi bị lạc ở sa mạc là tìm nguồn nước

Những chi tiết phản khoa học thường thấy trên TV có thể khiến bạn gặp nạn!

Không thể phủ nhận được rằng, nước chính là thứ quý giá nhất đối với chúng ta trên sa mạc. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa đây là thứ mà bạn phải ngay lập tức đi tìm kiếm khi bị lạc giữa sa mạc cát, như điều mà chúng ta thấy trong các bộ phim.

Ở hoàn cảnh này, điều đầu tiên chúng ta cần làm chính là tránh cái nóng thiêu đốt của sa mạc, bằng cách trốn dưới các tảng đá, gốc cây và chỉ đi tìm nguồn nước hay khu dân cư khi màn đêm buông xuống!

Bị thương thì cứ băng thật chặt để cầm máu

Những chi tiết phản khoa học thường thấy trên TV có thể khiến bạn gặp nạn!

Cảnh này quen quá đúng không? Nhân vật chính trúng đạn ở tay, được đồng đội xé vải băng thật chặt, thế là sống.

Nhưng tình huống thực tế thì không được màu hồng như vậy đâu. Nếu băng đủ chặt để máu không chảy đến thì cũng đồng nghĩa với việc bạn đã cắt luôn tuần hoàn máu của bộ phận đó. Điều này khiến cho cả khu vực có nguy cơ bị hoại tử, phải cắt bỏ luôn sau đó. Thậm chí, một số người còn bị truỵ tìm vì áp lực máu dồn quá nhiều lên các vùng khác.

Phương pháp băng chặt chỉ có thể dùng trong trường hợp máu chảy quá nhanh. Ngoài ra, cách một khoảng thời gian cần phải nới lỏng để máu lưu thông, nuôi dưỡng phần bị thương.

Trong sa mạc, cần phải tiết kiệm nước triệt để

Những chi tiết phản khoa học thường thấy trên TV có thể khiến bạn gặp nạn!

Đây cũng là điều đúng, nhưng nếu cảm thấy khát thì bạn cũng nên tìm lấy một bóng râm mà bổ sung nước đi thôi. Nếu cố chấp phơi nắng và đẩy bản thân đến giới hạn chịu khát, bạn có thể bị sốc nhiệt, say nắng và mất ý thức.

Có thể ăn cá sống để tồn tại

Những chi tiết phản khoa học thường thấy trên TV có thể khiến bạn gặp nạn!

Một số bộ phim từng đề cập về việc con người buộc phải ăn cá sống khi lạc trên đảo hoang. Điều này cũng không sai, nhưng đó là trong trường hợp bạn không thể làm khác được, vì rủi ro mang lại là rất lớn.

Đúng là con người vẫn ăn hải sản tươi sống (như sushi của Nhật Bản), nhưng nguồn hải sản bạn vẫn ăn đã được kiểm định kỹ càng. Còn ngoài tự nhiên thì khác hẳn. Bạn sẽ không thể biết bên trong con cá vừa bắt có chứa vi khuẩn hay ký sinh trùng gì, có gây ngộ độc hay không.

Hơn nữa trong các tình huống sinh tồn, cần nhớ rằng bạn không hề có thuốc, cũng không thể đến bệnh viện. Việc để bản thân nhiễm bệnh vì thế sẽ là điều tối kỵ.

Để giảm thiểu rủi ro, mọi thứ cần được làm chín qua lửa, trừ hoa quả.

Cởi quần áo và nằm ôm nhau để ấm hơn

Những bộ phim tiếp tục là nguồn cung cấp kiến thức thiếu thực tế hoặc không đầy đủ cho người xem. Ta thường thấy khi nhân vật nữ chính bị lạnh, nhân vật nam chính sẽ chủ động cởi quần áo của cả hai để truyền hơi ấm cho nhau, sau đêm mặn nồng nữ chính khoẻ trở lại một cách thần kỳ. Dù lý thuyết này về cơ bản là đúng nhưng nó lại thiếu một số yếu tố rất quan trọng đi kèm.

Đầu tiên cả hai phải sử dùng nhiều lớp che phủ xung quanh người, và quan trọng nhất là một trong hai người chưa bị hạ thân nhiệt hoặc tê cóng hoàn toàn. Nếu đã bị hạ thân nhiệt, điều tốt nhất họ cần làm là đến gần lửa và uống chất lỏng ấm, thay vì nằm ôm nhau để cuối cùng cả hai đều bị mất nhiệt.

Lầm tưởng này xảy ra phổ biến đến mức khoa học có một thuật ngữ cho nó “paradoxical undressing” (cởi quần áo ngược đời). Cụm từ nổi tiếng trở lại sau khi các nhà khoa học kiểm tra 33 trường hợp tử vong do hạ thân nhiệt từ tháng 11 đến tháng 1/1979 ở Thụy Điển. Điểm chung là những nạn nhân đều quyết định cởi quần áo vào phút cuối, điều này không giúp ích gì mà chỉ đẩy họ đến cửa tử nhanh hơn.

Uống nước từ cây xương rồng giúp giảm tình trạng mất nước

Những chi tiết phản khoa học thường thấy trên TV có thể khiến bạn gặp nạn!
Trong một số trường hợp, chất lỏng từ xương rồng thậm chí gây tê liệt tạm thời.

Khi xem các bộ phim sinh tồn trên sa mạc, chúng ta thường bắt gặp cảnh nhân vật chính uống nước từ các loài thực vật xung quanh, chủ yếu là cây xương rồng. Từ đó ta tự nhận định, khi bị mất nước tốt nhất là tìm cây xương rồng. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo, vì chứa nhiều loại axit và alkaloid mà hệ tiêu hóa con người khó xử lý nên chất lỏng từ cây xương rồng có thể gây buồn nôn kèm tiêu chảy ngay lập tức.

Hai tình trạng trên đều khiến cơ thể mất nước nhanh, đe doạ đến tính mạng của bạn. Trong một số trường hợp, chất lỏng từ xương rồng thậm chí gây tê liệt tạm thời. Nếu có bị mắc kẹt ở sa mạc, hãy cẩn thận với tất cả nguồn nước từ thực vật!

Rút vũ khí khỏi chỗ bị đâm

Các đạo diễn Hollywood thường để nhân vật chính rút dao hoặc kiếm ra khỏi cơ thể ngay sau khi bị đâm, mặc dù hành động này đẩy cao trào cho bộ phim nhưng nó khiến khán giả có hình dung sai về những tình huống như vậy.

Chuyên gia y tế khuyên rằng nếu không may bị đâm hãy giữ nguyên vị trí của vật đó và di chuyển đến bệnh viện để bác sĩ kịp thời can thiệp. Trong trường hợp tự ý rút, bạn có thể rơi vào tình trạng mất máu quá nhiều từ vết đâm, vì vật nhọn lúc này đóng vai trò như van khóa ngăn không cho máu chảy ra.

Đánh giá bài viết
Từ khóa: chi tiết phản khoa họcchi tiết phản khoa học thường thấy trên phimchương trình truyền hình thực tếđốt lửa trong hang đágameshow thực tếkỹ năng sinh tồn sai lầmlạc trên sa mạcsự thật sai lầmthử thách sinh tồn
Share196Tweet123Share49
Bài trước

Từ thời Trung Cổ đến kỷ nguyên hậu kháng sinh: Một vòng luân hồi của bệnh lậu

Bài tiếp theo

Video: Hiện tượng nước ồ ạt trào ra từ thân cổ thụ

Tham khảo thêm

No Content Available
Bài tiếp theo
Nước tràn qua thân cây.

Video: Hiện tượng nước ồ ạt trào ra từ thân cổ thụ

Chế độ ăn ketogenic được xác nhận là có ưu điểm và nhược điểm riêng.

Các nhà khoa học đã tìm ra "thực đơn trường thọ", liệu bạn có dám tuân theo?

Đường lây truyền chính của virus rota là đường phân - miệng.

Triệu chứng và các phòng tránh virus Rota - Loại virus đang tấn công trẻ em trên toàn thế giới

Bình luận bài viết

  • Xu hướng
  • Bình luận
  • Mới nhất
Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 đã chọn hình ảnh sao la làm linh vật của đại hội.

Linh vật SEA Games 31 – loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới

10/05/2022
Vì sao chúng ta cứ phải chọn sao Hỏa làm nơi ở mới?

Vì sao chúng ta cứ phải chọn sao Hỏa làm nơi ở mới?

17/05/2022
Hải sâm. (Ảnh: Seacucumberconsultancy)

Kỳ lạ “nhân sâm” biển khiến các thợ lặn mạo hiểm tính mạng để lùng sục: 81 triệu đồng/kg

17/05/2022
Tác giả Rezső Seress của bài hát ẩn chứa hiện tượng bí ẩn Gloomy Sunday

Giải mã bí ẩn “Bài hát ma ám” khiến nhiều người tự tử

0
Thung lũng các vị vua Ai Cập

Thung lũng các vị vua Ai Cập

0
Khu vực Lưỡng Hà - (Ảnh: Ancient Civilizations).

Những phát minh mà nền văn minh Lưỡng Hà để lại cho hậu thế

0
Phi công giải thích về những bí mật trên máy bay ít được tiết lộ

Phi công giải thích về những bí mật trên máy bay ít được tiết lộ

19/05/2022
Nếu là một người mê chạy bộ, bạn thừa biết rằng giày running chưa bao giờ rẻ.

Giày chạy có thực sự giúp giảm chấn thương và nâng cao hiệu quả tập luyện?

19/05/2022
Các mảnh Hypatia là một báu vật vô song đối với giới thiên văn và khoa học hành tinh - (Ảnh: ĐẠI HỌC JOHANNESBURG)

Báu vật vô song ở Ai Cập: Được “nhào nặn” từ nhiều thế giới ngoài hành tinh

19/05/2022
Cafe Số

Copyright © 2021 CafeSo. All rights reserved.

Navigate Site

  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí

Follow Us

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí

Copyright © 2021 CafeSo. All rights reserved.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password?

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In