• Mới nhất
  • Xu hướng
  • Tất cả
  • Sự kiện
  • Thế giới động vật
  • Vi khuẩn-côn trùng
  • Khoa học quân sự
  • Khoa học vũ trụ
  • Công nghệ
  • Chinh phục sao Hỏa
Trạm vũ trụ Thiên Cung sau khi hoàn thành sẽ có hình chữ T.

Trung Quốc sắp hoàn thành công trình thế kỷ trong vũ trụ: Chưa một quốc gia nào làm được!

05/05/2022
Ảnh đồ họa mô tả một đám mây phân tử ở trung tâm thiên hà chứa Trái đất - (Ảnh: ĐẠI HỌC KEIO, NAOJ)

Đã tìm ra thế giới ngoài hành tinh – Nơi con người được thai nghén?

11/07/2022
"Hàm lượng lớn silic dioxit và canxi oxide trong các ống dẫn là kết quả của quá trình tương tác lâu dài giữa sắt và đá cát. Điều đó chứng tỏ những đường ống này đã có từ rất lâu", kỹ sư Liu Shaolin, người thực hiện các phân tích hóa học, cho biết.

Bí ẩn đường ống kim loại 150.000 năm tuổi bên dưới “kim tự tháp” ở Trung Quốc

11/07/2022
Một động vật có vú cổ đại bị khủng long bắt - (Ảnh: Larry Felder/SCITECH DAILY)

Nguyên nhân rùng mình khiến Trái đất từng biến thành “hành tinh quái vật”

11/07/2022
"Đây là con cá xấu xí nhất mà tôi từng thấy", Jason Moyce cho biết.

Bắt được sinh vật bí ẩn giống như trong bộ phim kinh dị dưới đáy biển sâu

01/07/2022
Nhiều người thắc mắc không hiểu ánh sáng bí ẩn này là gì.

Ánh đèn bí ẩn lơ lửng trên bầu trời đêm khiến nhiều người hoang mang

01/07/2022
Vua Tần đúc một pho tượng đồng khổng lồ hình Lý Ông Trọng đặt ở cửa Kim Mã, kinh thành Hàm Dương.

Top 4 người Việt nổi danh trong lịch sử Trung Quốc

30/06/2022
Virus đậu mùa khỉ.

Virus đậu mùa khỉ tiến hóa “thần tốc” nhanh gấp 12 lần thông thường

30/06/2022
Hình ảnh mô phỏng sao VY Canis Majoris. (Ảnh: NASA).

Ngôi sao lớn nhất dải Ngân Hà đang chết dần

30/06/2022
Du khách có thể tới sông Klondike để đãi vàng. (Ảnh: Baidu)

Dòng sông độc đáo nhất thế giới: Chứa đầy thứ quý giá chỉ khi nước lũ rút mới xuất hiện nhiều

30/06/2022
Các vật thể lạ bên trong thiên thạch Chelyabinsk - (Ảnh: UT Darmstadt)

“Vật thể lạ” hình cầu, hình lăng trụ lộ ra trong thiên thạch rơi xuống Nga

30/06/2022
Các robot SWIM nhỏ bé - (Ảnh: JPL-NASA)

NASA tiết lộ bầy robot “sứ giả” đi gặp sinh vật ngoài hành tinh

30/06/2022
Họa tiết kỹ thuật số được một số sư đoàn quân đội Mỹ kết hợp nhiều kiểu dáng và màu sắc.

Họa tiết và màu sắc kỳ lạ trên quân phục các nước: Phải chăng chỉ để làm đẹp?

26/06/2022
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
Thứ Tư, Tháng Tám 17, 2022
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Cafe Số
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
Cafe Số
No Result
View All Result
Trang chủ Sự kiện Công trình khoa học

Trung Quốc sắp hoàn thành công trình thế kỷ trong vũ trụ: Chưa một quốc gia nào làm được!

Trung Quốc sắp hoàn thành công trình thế kỷ trong vũ trụ: 30 năm "đơn độc" phát triển

4 tháng trước
trong Công trình khoa học
Thời gian đọc: 8 mins read
237 16
A A
0
Trạm vũ trụ Thiên Cung sau khi hoàn thành sẽ có hình chữ T.

Trạm vũ trụ Thiên Cung sau khi hoàn thành sẽ có hình chữ T.

491
CHIA SẺ
1.4k
LƯỢT XEM
Share on FacebookShare on Twitter

CafeSo.Net – Sau khi hoàn thành, Thiên Cung sẽ trở thành trạm vũ trụ do một quốc gia sở hữu đầu tiên trong lịch sử.

Kế hoạch rạch ròi của Trung Quốc trên vũ trụ

Trung Quốc sẽ hoàn thành trạm vũ trụ Thiên Cung (Tiangong) đúng thời hạn trong năm nay 2022 và sẽ thực hiện 2 sứ mệnh không gian có phi hành đoàn mỗi năm trong thập kỷ tới.

Thiên Cung sẽ quay quanh Trái đất ở độ cao từ 340 đến 450 km so với mặt đất. [Để so sánh, Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) hiện tại ban đầu do Liên Xô và Mỹ cùng nhau xâu dựng, về sau có nhiều đối tác nước ngoài khác như Nhật Bản, Canada, ESA cùng hoạt động].

Kế hoạch này được Hao Chun, Giám đốc Văn phòng Kỹ thuật Không gian có người lái Trung Quốc, vạch ra tại Bắc Kinh hôm Chủ nhật 17/4, một ngày sau khi phi hành đoàn Thần Châu 13 (Shenzhou 13) gồm 3 người quay trở lại Trái đất, kết thúc sứ mệnh 6 tháng kỷ lục sống ngoài không gian của Trung Quốc.

“Kế hoạch ban đầu là phóng 2 tàu vũ trụ có người lái và 2 tàu vũ trụ chở hàng mỗi năm, với các phi hành gia ở trên quỹ đạo tại trạm Thiên Cung trong thời gian dài hơn để tiến hành các thí nghiệm khoa học và kỹ thuật không gian” – Ông Hao Chun nói.

Trung Quốc đang có kế hoạch cử hai phi hành đoàn mỗi năm lên vũ trụ. (Ảnh: Xinhua)
Trung Quốc đang có kế hoạch cử hai phi hành đoàn mỗi năm lên vũ trụ. (Ảnh: Xinhua)

Theo lịch trình, Trung Quốc sẽ hoàn thành việc xây dựng trạm vũ trụ Thiên Cung trên quỹ đạo của mình vào cuối năm 2022. Tổng cộng có sáu nhiệm vụ được lên kế hoạch cho năm 2022, bao gồm phóng tàu vũ trụ chở hàng Thiên Châu 4 vào tháng 5, tàu vũ trụ có người lái Thần Châu 14 trong tháng 6, mô-đun phòng thí nghiệm Vấn Thiên vào tháng 7 và mô-đun phòng thí nghiệm Mộng Thiên vào tháng 10.

Ông Hao Chun nói, ba mô-đun này (Thiên Hà, Vấn Thiên, Mộng Thiên) sẽ tạo thành hình chữ T để hoàn thành việc xây dựng trên quỹ đạo của trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc, sau đó Trung Quốc tiếp tục  phóng tàu vũ trụ chở hàng Thiên Châu 5 và tàu vũ trụ có người lái Thần Châu 15 vào cuối năm 2022. Giống như Thần Châu 14, Thần Châu 15 sẽ có ba phi hành gia sẽ làm việc và sinh sống trên quỹ đạo trong 6 tháng.

Các phi hành đoàn cho hai nhiệm vụ tiếp theo đã được huấn luyện, Huang Weifen, Thiết kế trưởng tại Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc cho biết. Nhưng tên của họ vẫn chưa được công bố.

Hôm thứ Bảy 16/4, tàu vũ trụ Thần Châu 13 đã quay trở lại Trái đất cùng với phi hành đoàn gồm một phụ nữ và hai nam giới. Họ là phi hành đoàn thứ hai sống và làm việc trên trạm vũ trụ Trung Quốc.

Các phi hành gia Thần Châu 13 đã dành sáu tháng làm việc ngoài không gian. (Ảnh: CCTV).
Các phi hành gia Thần Châu 13 đã dành sáu tháng làm việc ngoài không gian. (Ảnh: CCTV).

Giám đốc Văn phòng Kỹ thuật Không gian có người lái Trung Quốc nói rằng trong vòng 10 năm tới, Trung Quốc cũng sẽ phát triển thế hệ tiếp theo của các phương tiện phóng có người lái và tàu vũ trụ có người lái với các khoang quay có thể tái sử dụng.

Theo văn phòng kỹ thuật, thế hệ tiếp theo của tàu vũ trụ đang được thiết kế để chở 7 phi hành gia cùng lúc và sẽ có những cải tiến lớn đối với tải trọng mà nó có thể đảm nhận và mang trở lại.

Ông Hao Chun cũng cho biết Trạm vũ trụ Thiên Cung sẽ được sử dụng cho các thí nghiệm và nghiên cứu quy mô lớn hơn, từ nghiên cứu khoa học đời sống không gian đến nghiên cứu khoa học vật lý vi trọng lực, thiên văn học vũ trụ và khoa học Trái đất.

Ngành vũ trụ Trung Quốc “cất cánh”

Để xây dựng trạm vũ trụ Thiên Cung, Trung Quốc đã thực hiện một cuộc hành trình rất dài xuyên thế kỷ. Dự án Thiên Cung lần đầu tiên được phê duyệt vào năm 1992. Trải qua nhiều sự kiện như năm 2003 – Yang Liwei trở thành phi hành gia đầu tiên của Trung Quốc vào không gian, đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ ba trên thế giới độc lập đưa con người vào quỹ đạo… đến năm 2011 khi các nhà lập pháp Mỹ ban hành lệnh cấm NASA phối hợp trực tiếp với Trung Quốc hoặc bất kỳ công ty nào do Trung Quốc sở hữu liên quan đến khám phá vũ trụ.

Trung Quốc buộc phải độc lập phát triển. Tự chế tạo Trường Chinh 5B – tên lửa đẩy mạnh nhất nước này – để phóng các mô-đun trạm vũ trụ khổng lồ vào quỹ đạo thấp của Trái đất. Cuối tháng 4/2021, Trung Quốc phóng thành công mô-đun lõi Thiên Hà, bắt đầu xây dựng trạm vũ trụ của riêng mình.

Một trong những điểm nổi bật sẽ là kế hoạch phóng kính viễn vọng lớn đầu tiên của Trạm vũ trụ Thiên Cung vào năm 2023 (có tên là Kính viễn vọng Trạm Không gian Trung Quốc – CSST, hoặc ngắn gọn là Tuần Thiên). Tuần Thiên là một thiết bị tinh vi sẽ hoạt động như một đài quan sát quang học không gian cho các nhà khoa học Trung Quốc thực hiện các cuộc khảo sát bầu trời.

Trường nhìn rộng sẽ cho phép kính thiên văn quan sát tới 40% bầu trời trong vòng 10 năm bằng cách sử dụng một camera lớn 2,5 tỷ pixel. Kính viễn vọng này sẽ cùng quay quanh Trái đất với Trạm vũ trụ Trung Quốc và có thể cập cảng định kỳ với tiền đồn của phi hành đoàn trong tương lai.

Các nhà chức trách Trung Quốc cũng sẽ khám phá khả năng sử dụng vốn tư nhân trong các sứ mệnh có người lái, đặc biệt là việc xây dựng và bảo trì trạm vũ trụ Thiên Cung.

Khi được hỏi liệu căng thẳng quốc tế có ảnh hưởng đến sự hợp tác giữa Trung Quốc và các nước khác, bao gồm cả Nga hay không, ông Hao Chun cho biết Bắc Kinh tuân thủ các nguyên tắc sử dụng hòa bình, bình đẳng, cùng có lợi, cùng phát triển và sẽ triển khai việc sử dụng không gian bên ngoài với tất cả các nước.

Trong chuyến thăm Trung tâm phóng tàu vũ trụ Văn Xương ở tỉnh đảo phía nam Hải Nam ngày 12/4, ông Tập Cận Bình đã kêu gọi nỗ lực đạt được “tiêu chuẩn hàng đầu thế giới” cho các cơ sở phóng tàu vũ trụ của Trung Quốc, hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa xã đưa tin.

Trung tâm phóng Văn Xương được coi là cơ sở chính của trạm vũ trụ của Trung Quốc và đóng vai trò quan trọng trong việc phóng các tải nặng, bao gồm cả mô-đun lõi tên Thiên Hà của Thiên Cung.

Trung tâm phóng Văn Xương đang chuẩn bị cho sự ra mắt của Thiên Châu 4 để tiếp tục xây dựng Trạm Thiên Cung.

Trạm vũ trụ Thiên Cung sau khi hoàn thành sẽ có hình chữ T.
Trạm vũ trụ Thiên Cung sau khi hoàn thành sẽ có hình chữ T.

Mới đây nhất, theo Yang Hong, nhà thiết kế chính của hệ thống trạm vũ trụ thuộc Chương trình Không gian có người lái Trung Quốc tại Học viện Công nghệ Vũ trụ Trung Quốc, cho biết: Thiên Hà, mô-đun lõi của trạm vũ trụ Trung Quốc Thiên Cung, đã hoàn thành xác minh các công nghệ quan trọng và đạt được mục tiêu mong đợi, Tân Hoa xã đưa tin ngày 17/4.

Mô-đun Thiên Hà đã ở trên quỹ đạo được gần một năm, và tất cả các nhiệm vụ đã được thực hiện suôn sẻ và theo đúng kế hoạch, bao gồm cả điểm hẹn và cập bến với hai tàu vũ trụ có người lái và hai tàu vũ trụ chở hàng, cũng như thời gian lưu trú ba tháng của tàu Phi hành đoàn Thần Châu 12 và thời gian ở lại sáu tháng của phi hành đoàn Thần Châu 13.

Kể từ năm 2020, Trung Quốc đã thực hiện thành công 6 nhiệm vụ bay, bao gồm mô-đun lõi Thiên Hà của trạm vũ trụ Thiên Cung, tàu vũ trụ có người lái Thần Châu 12 và Thần Châu 13, và tàu vũ trụ chở hàng Thiên Châu 2 và Thiên Châu 3. Tất cả sáu nhiệm vụ đều đạt được thành công và hoàn thành mục tiêu xác minh các công nghệ quan trọng, một quan chức Trung Quốc cho biết.

Trạm Thiên Cung có khả năng là nơi tiếp đón các phi hành gia quốc tế trong tương lai. Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đưa tin các phi hành gia Samantha Cristoforetti và Matthias Maurer đã được huấn luyện với các đồng nghiệp Trung Quốc vào năm 2017 trong một bước nhỏ hướng tới một chuyến thăm có thể có trong tương lai tới trạm vũ trụ Trung Quốc.

5/5 - (2 bình chọn)
Từ khóa: công trình thế kỷcông trình thế kỳ của trung quốccông trình thế kỷ trong vũ trụhao chunkính viễn vọng CSSTkính viễn vọng tuần thiênNgành vũ trụ Trung Quốctrạm vũ trụ Thiên Cungtrạm vũ trụ Tiangong
Share196Tweet123Share49
Bài trước

Cộng hòa Síp (Cyprus) có gì mà hàng nghìn người sẵn sàng chi 60 tỉ đồng mua hộ chiếu?

Bài tiếp theo

Vịt biển là gì?

Tham khảo thêm

Mô phỏng trạm vũ trụ Thiên Cung khi hoàn thiện. (Ảnh: Bisbos)

Trung Quốc tiết lộ kế hoạch không gian đầy tham vọng

12/05/2022
0
1.4k

CafeSo.Net - Dựa vào những thành tựu ấn tượng trong 5 năm qua, Trung Quốc tự tin đẩy mạnh các sứ...

Bài tiếp theo
Vịt biển là gì?

Vịt biển là gì?

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi bằng cách tăng tần số đột biến.

Vì sao nhiều người nghiện thuốc lá lâu năm không bị ung thư phổi?

Lối đi SpaceWalk ở Pohang. (Ảnh: Heike Mutter và Ulrich Genth).

Cầu thang uốn lượn giống đường tàu lượn siêu tốc

Bình luận bài viết

  • Xu hướng
  • Bình luận
  • Mới nhất
Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 đã chọn hình ảnh sao la làm linh vật của đại hội.

Linh vật SEA Games 31 – loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới

10/06/2022
Vì sao chúng ta cứ phải chọn sao Hỏa làm nơi ở mới?

Vì sao chúng ta cứ phải chọn sao Hỏa làm nơi ở mới?

17/05/2022
Hải sâm. (Ảnh: Seacucumberconsultancy)

Kỳ lạ “nhân sâm” biển khiến các thợ lặn mạo hiểm tính mạng để lùng sục: 81 triệu đồng/kg

17/05/2022
Bên cạnh những áp lực công việc, nỗi nhớ nhà luôn là điều thường trực ở mỗi phi hành gia trạm ISS. (Ảnh: NASA).

Cuộc sống trên Trạm Vũ trụ Quốc tế sẽ trở nên rất cô đơn

0
Bức hình mô tả cách thức di chuyển một bức tượng đá khổng lồ trên đảo Phục Sinh. (Ảnh: National Geographic)

Kỳ lạ những bức tượng nặng chục tấn biết đi?

0
Tác giả Rezső Seress của bài hát ẩn chứa hiện tượng bí ẩn Gloomy Sunday

Giải mã bí ẩn “Bài hát ma ám” khiến nhiều người tự tử

0
Ảnh đồ họa mô tả một đám mây phân tử ở trung tâm thiên hà chứa Trái đất - (Ảnh: ĐẠI HỌC KEIO, NAOJ)

Đã tìm ra thế giới ngoài hành tinh – Nơi con người được thai nghén?

11/07/2022
"Hàm lượng lớn silic dioxit và canxi oxide trong các ống dẫn là kết quả của quá trình tương tác lâu dài giữa sắt và đá cát. Điều đó chứng tỏ những đường ống này đã có từ rất lâu", kỹ sư Liu Shaolin, người thực hiện các phân tích hóa học, cho biết.

Bí ẩn đường ống kim loại 150.000 năm tuổi bên dưới “kim tự tháp” ở Trung Quốc

11/07/2022
Một động vật có vú cổ đại bị khủng long bắt - (Ảnh: Larry Felder/SCITECH DAILY)

Nguyên nhân rùng mình khiến Trái đất từng biến thành “hành tinh quái vật”

11/07/2022
Cafe Số

Copyright © 2021 CafeSo. All rights reserved.

Navigate Site

  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí

Follow Us

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí

Copyright © 2021 CafeSo. All rights reserved.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In