• Mới nhất
  • Xu hướng
  • Tất cả
  • Sự kiện
  • Thế giới động vật
  • Vi khuẩn-côn trùng
  • Khoa học quân sự
  • Khoa học vũ trụ
  • Công nghệ
  • Chinh phục sao Hỏa
Đi chơi Bờ Hồ như một thói quen văn hóa ở Hà Nội.

Vì sao lại gọi là Bờ Hồ?

16/05/2022
Họa tiết kỹ thuật số được một số sư đoàn quân đội Mỹ kết hợp nhiều kiểu dáng và màu sắc.

Họa tiết và màu sắc kỳ lạ trên quân phục các nước: Phải chăng chỉ để làm đẹp?

26/06/2022
Khám phá những bí ẩn về người ngoài hành tinh từng được hé lộ

Khám phá những bí ẩn về người ngoài hành tinh từng được hé lộ

26/06/2022
"Những nền văn minh 100.000 năm tuổi" này có thể được tìm thấy ở Châu Phi.

Bằng chứng về các nền văn minh tiên tiến sống trên Trái đất cách đây hơn 100.000 năm?

26/06/2022
Giải mã thành công bí mật về nguồn gốc của Cái Chết Đen

Giải mã thành công bí mật về nguồn gốc của Cái Chết Đen

16/06/2022
Sky Eye đang là kính viễn vọng lớn nhất thế giới. (Ảnh: Getty Images).

Báo Trung Quốc tuyên bố tìm ra dấu hiệu của người ngoài hành tinh

16/06/2022
Vi khuẩn trong ruột có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn

Top 8 bộ phận cơ thể ẩn giấu nhiều điều thú vị mà đến chính bản thân bạn cũng không hề biết

16/06/2022
Con người sẽ chết ngay lập tức nếu hít thở trên Hỏa tinh mà không mặc đồ phi hành gia. (Ảnh minh họa: Little Astronomy).

Liệu con người có thể thở trên sao Hỏa không?

16/06/2022
Bức ảnh động cho thấy sự biến dạng của hàng loạt ngôi sao - (Ảnh: ESA)

Thứ có ở Trái đất xuất hiện khắp vũ trụ, làm biến dạng các thiên thể

15/06/2022
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đi với tốc độ gấp đôi tốc độ ánh sáng?

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta đi với tốc độ gấp đôi tốc độ ánh sáng?

15/06/2022
Siêu trăng dâu - (Ảnh đồ họa từ SCITECH DAIL)

Hôm nay, Việt Nam đón “siêu trăng dâu ảo ảnh” mọc giữa hoàng hôn

15/06/2022
Ảnh chụp Trái đất từ sao Thổ.

Cách xa 1,4 tỷ km, tàu tỷ đô của NASA gửi về bức ảnh bí ẩn khiến giới khoa học sửng sốt

10/06/2022
Liệu rằng chúng ta có thể thoát khỏi "ngôi nhà" sắp bị diệt vong của mình hay không?

Nếu Trái đất bị phá hủy, chúng ta có kịp di cư sang 1 hành tinh khác không?

10/06/2022
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact
Thứ Hai, Tháng Sáu 27, 2022
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
Cafe Số
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí
No Result
View All Result
Cafe Số
No Result
View All Result
Trang chủ Khám phá Tại sao

Vì sao lại gọi là Bờ Hồ?

1 tháng trước
trong Tại sao
Thời gian đọc: 7 mins read
250 3
A A
0
Đi chơi Bờ Hồ như một thói quen văn hóa ở Hà Nội.

Đi chơi Bờ Hồ như một thói quen văn hóa ở Hà Nội.

491
CHIA SẺ
1.4k
LƯỢT XEM
Share on FacebookShare on Twitter

CafeSo.Net – Trong tiếng Việt, phần đất nằm gần ao, sông, hồ được gọi là bờ ao, bờ sông, bờ hồ, còn phần sát mép nước thì gọi là rìa. Thế nhưng vì sao bờ hồ của hồ Hoàn Kiếm (hay hồ Gươm) lại để chỉ chính cái hồ đó?

Đi chơi Bờ Hồ như một thói quen văn hóa ở Hà Nội.
Đi chơi Bờ Hồ như một thói quen văn hóa ở Hà Nội.

Vào những ngày nghỉ cuối tuần, dù không có sự kiện văn hóa diễn ra quanh hồ Gươm thì khu vực này vẫn đông đúc, nhộn nhịp hơn ngày thường. Không chỉ nam thanh nữ tú mà cả người già, trẻ nhỏ cứ đều bước chân dạo quanh hồ, mỏi thì nghỉ.

Ngày Quốc khánh 2/9 và đêm Giao thừa, quanh hồ Gươm là biển người, đông hơn bất kỳ nơi nào ở Hà Nội. Nếu có bắn pháo hoa thì dù người chen người nhưng sự vất vả lo toan thường nhật dường như biến mất, chỉ thấy những khuôn mặt nhẹ nhõm vui vẻ dạo chơi.

Thời bao cấp, người dân các tỉnh thường nói với nhau: Đến Hà Nội mà chưa ra Bờ Hồ, chưa vào Bách hóa tổng hợp Tràng Tiền coi như chưa biết Hà Nội. Đi chơi Bờ Hồ như một thói quen văn hóa ở Hà Nội mặc định từ bao năm nay.

Khi chưa làm đường quanh hồ, tức là trước năm 1893, khu vực phố Đinh Tiên Hoàng hiện nay là phần đất phía sau của các gia đình ở phố Cầu Gỗ. Họ làm nhà vệ sinh, đổ nước thải và quăng rác ra đó, thành ra không có ai ra hóng gió mùa hè ở đây cả.

Con đường quanh hồ khánh thành vào dịp Tết Nguyên đán năm 1893. Nhân ngày khánh thành, Công sứ Beauchamp Laurent cho tổ chức nhiều trò chơi dân gian như: bịt mắt đập niêu, đấu vật, leo cột mỡ, liếm chảo, đua thuyền thúng, đốt pháo bông… Dù bị nhiều người đánh giá một hình thức mị dân song đây là sự kiện vui chơi giải trí mở đầu thời kỳ Pháp chiếm Hà Nội.

Cùng với làm con đường này, trước đó chính quyền cho xây dựng vườn hoa Bốn Tòa (năm 1887 gọi là vườn hoa Paul Bert, nay là vườn hoa Lý Thái Tổ). Năm 1893, chính quyền cho xây thêm nhà lục giác trong vườn hoa làm chỗ cho ban nhạc binh chơi kèn vào những ngày cuối tuần, phục vụ người Pháp và một bộ phận nhỏ người Việt tò mò.

Năm 1894, Hoàng Cao Khải cho dựng tượng vua Lê Thái Tổ bên bờ phía tây của hồ như một cách cụ thể hóa truyền thuyết và cũng để làm đối trọng với tượng công sứ Paul Bert ở vườn hoa mang tên ông ta bên bờ phía đông. Từ đó, vào những ngày nghỉ, quanh hồ Gươm trở thành nơi vui chơi, giải trí.

Vì đường sát hồ nên phần đất công cộng gần hồ rất ít, đường tàu điện từ chợ Mơ có thể đi thẳng lên phố Cầu Gỗ rồi rẽ trái chạy sang phố Hàng Gai. Hội đồng thành phố rất muốn có đất làm vườn hoa quanh hồ nhưng số tiền đền bù cho các nhà dân quá lớn nên quyết định áp dụng phương án lấp hồ.

Năm 1925, Hội đồng thành phố ra nghị quyết lấp hồ với lý do là: “Chiểu theo nguyện vọng của dân chúng Hà Nội muốn có một không gian rộng rãi để vui chơi, vì thế cần thiết phải mở rộng quảng trường Négrier (nay là quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục)”.

Hội đồng thành phố đã họp và thống nhất phương án lấp 20 m hồ ở đầu phố Francis Garnier (phố Đinh Tiên Hoàng hiện nay) và 10 m ở phía tây (phố Lê Thái Tổ hiện nay) để trồng cây, làm tiểu cảnh.

Tháng 3/1925, dự án được thực hiện. Công việc đang tiến hành thì Viện Viễn Đông bác cổ có công văn hỏa tốc gửi Thống sứ Bắc Kỳ, kiến nghị cho dừng, lý do “phá hoại các di tích lịch sử ven hồ”.

Ngay lập tức ngày 1/5/1925, Thống sứ Bắc Kỳ J. Krautheimer có công văn gửi đốc lý Hà Nội yêu cầu tạm dừng việc lấp hồ. Nhưng đốc lý Louis Frédéric Eckert vẫn cho san lấp. Giám đốc Viện Viễn Đông bác cổ Leon Finot tức tốc gửi tiếp công văn thông báo cho thống sứ với nội dung “đốc lý Hà Nội vẫn tiếp tục lấp hồ”.

Trong công văn trả lời thống sứ, đốc lý Hà Nội cho rằng: “Nghị định của toàn quyền Đông Dương giao quyền quản lý các di tích lịch sử cho Viện Viễn Đông bác cổ vẫn chưa ký và chưa đăng trên công báo nên không thể áp dụng vào việc thành phố đang làm. Mặt khác nếu nghị định được ký thì bờ hồ cũng không thể xếp vào di tích lịch sử”.

Đốc lý Eckert đề nghị thống sứ thu hồi lệnh cấm. Trước lý lẽ đó, thống sứ Bắc Kỳ đành phải cho phép thành phố tiếp tục công việc. Và Viện Viễn Đông bác cổ cũng gửi công văn thông báo họ “không chịu trách nhiệm về những gì thành phố đã làm đồng thời yêu cầu thành phố thông báo những công việc tiếp theo là gì”.

San lấp xong, thành phố cho kè hồ trồng cây, hoa, lát vỉa hè, lắp đèn điện công cộng. Dân chúng các phố xung quanh thấy sạch sẽ nên mùa hè ra hồ hóng gió. Hồ Gươm với họ giống như hồ của phố mình, nên khi ra hồ hóng gió hay đi dạo họ nói tắt là ra Bờ Hồ. Người ở các phố khác cũng bắt chước, dần dần trở thành quen thuộc và phổ biến.

Cây hoa gạo bên Bờ Hồ.
Cây hoa gạo bên Bờ Hồ.

Năm 1954, Hiệp định Genève được ký kết, Pháp phải rút quân khỏi Đông Dương nhưng vĩ tuyến 17 đã chia cắt hai miền. Miền Bắc sống trong hòa bình, Mỹ nhanh chóng thay chân Pháp nhảy vào miền Nam. Trong khi nhiều người miền Bắc di cư vào Nam thì cũng rất nhiều cán bộ, chiến sĩ miền Nam tập kết ra Bắc.

Năm 1960, Ủy ban Thống nhất Trung ương thành lập câu lạc bộ Thống Nhất ở số 16 phố Lê Thái Tổ và câu lạc bộ này trở thành nơi sinh hoạt chính trị, văn hóa, tìm kiếm đồng hương của người Nam tập kết.

Địa chỉ 16 Lê Thái Tổ cũng chính nơi bà con liên hoan, đón Giao thừa, nghe Bác Hồ chúc Tết trên làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam. Đón Giao thừa xong, những người con miền Nam chưa lập gia đình đi chơi quanh hồ Gươm như để kìm nén nỗi nhớ quê, nhớ người thân.

Để chung vui đồng thời cũng chia sẻ với bà con miền Nam, nhiều người Hà Nội, nhất là thanh niên cũng ra hồ Gươm chơi qua Giao thừa, và thế là từ đó trở thành nét văn hóa độc đáo: đi chơi Giao thừa quanh hồ Gươm. Nét văn hóa này đã hơn nửa thế kỷ và chắc chắn nó sẽ còn mãi.

Vốn từ của một người có thể cho biết người đó ở miền quê nào. Người Hà Nội thường nói đi chơi Bờ Hồ, nếu ai nói đi chơi hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm, hoặc đi ăn bún chả gọi chả viên mà không nói chả băm, thì chắc chắn người đó mới về sống, làm việc hoặc đến du lịch ở thành phố này.

Đánh giá bài viết
Từ khóa: bờ hồbờ hồ của hồ gươmbờ hồ của hồ Hoàn Kiếmhồ gươmhồ hoàn kiếm
Share196Tweet123Share49
Bài trước

Loại cây mọc dại ở Việt Nam, tuy có độc nhưng dân Trung Quốc vẫn mua ăn với giá trên trời

Bài tiếp theo

Đang đào chiến hào phòng thủ, binh sĩ Ukraine sửng sốt phát hiện cổ vật quý giá

Tham khảo thêm

No Content Available
Bài tiếp theo
Những chiếc vò cổ đã được chuyển đến bảo tàng Odessa. (Ảnh Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ số 126)

Đang đào chiến hào phòng thủ, binh sĩ Ukraine sửng sốt phát hiện cổ vật quý giá

Đền thờ thần Poseidon, Hy Lạp.

Siêu nguyệt thực đầu tiên của năm: Dân tình háo hức ngắm "chị Hằng khoe sắc" từ khắp nơi trên thế giới

Khói bốc lên trong món ăn, chuyên gia cho biết đây là đặc trưng bình thường của khí nitơ.

Nguy cơ bỏng lạnh từ món kem mây, snack khói

Bình luận bài viết

  • Xu hướng
  • Bình luận
  • Mới nhất
Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 đã chọn hình ảnh sao la làm linh vật của đại hội.

Linh vật SEA Games 31 – loài thú cổ đại được cho là bí ẩn nhất thế giới

10/06/2022
Vì sao chúng ta cứ phải chọn sao Hỏa làm nơi ở mới?

Vì sao chúng ta cứ phải chọn sao Hỏa làm nơi ở mới?

17/05/2022
Hải sâm. (Ảnh: Seacucumberconsultancy)

Kỳ lạ “nhân sâm” biển khiến các thợ lặn mạo hiểm tính mạng để lùng sục: 81 triệu đồng/kg

17/05/2022
Bên cạnh những áp lực công việc, nỗi nhớ nhà luôn là điều thường trực ở mỗi phi hành gia trạm ISS. (Ảnh: NASA).

Cuộc sống trên Trạm Vũ trụ Quốc tế sẽ trở nên rất cô đơn

0
Bức hình mô tả cách thức di chuyển một bức tượng đá khổng lồ trên đảo Phục Sinh. (Ảnh: National Geographic)

Kỳ lạ những bức tượng nặng chục tấn biết đi?

0
Tác giả Rezső Seress của bài hát ẩn chứa hiện tượng bí ẩn Gloomy Sunday

Giải mã bí ẩn “Bài hát ma ám” khiến nhiều người tự tử

0
Họa tiết kỹ thuật số được một số sư đoàn quân đội Mỹ kết hợp nhiều kiểu dáng và màu sắc.

Họa tiết và màu sắc kỳ lạ trên quân phục các nước: Phải chăng chỉ để làm đẹp?

26/06/2022
Khám phá những bí ẩn về người ngoài hành tinh từng được hé lộ

Khám phá những bí ẩn về người ngoài hành tinh từng được hé lộ

26/06/2022
"Những nền văn minh 100.000 năm tuổi" này có thể được tìm thấy ở Châu Phi.

Bằng chứng về các nền văn minh tiên tiến sống trên Trái đất cách đây hơn 100.000 năm?

26/06/2022
Cafe Số

Copyright © 2021 CafeSo. All rights reserved.

Navigate Site

  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí

Follow Us

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Khám phá
  • Công nghệ
  • Đời sống
  • Sự kiện
  • Giải trí

Copyright © 2021 CafeSo. All rights reserved.

Welcome Back!

Login to your account below

Forgotten Password? Sign Up

Create New Account!

Fill the forms bellow to register

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In